• Ghép xương trong implant nha khoa

Toàn bộ hệ xương trưởng thành tồn tại trong trạng thái động, không ngừng bị phá hủy và tái tạo bởi các tế bào xương. Chức năng xương bao gồm:

- Nâng đỡ cơ học, vận động
- Nâng đỡ lực nhai và hoạt động nghiền thức ăn của răng
- Nâng đỡ và bảo vệ não các tổ chức bên trong
- Vỏ bọc của tủy xương

Nhổ răng, bệnh lí, nhiễm trùng và khiếm khuyết, tất cả có thể kết hợp lại làm tiêu xương hàm. Khi đó, việc ghép xương là rất cần thiết để phục hồi chiều cao và mật độ xương ổ răng.

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân: cấu trúc xương hàm khỏe mạnh cần thiết cho sự duy trì răng và sức khỏe răng miệng cũng như vẻ thẩm mỹ. Khi xương hàm tiêu đi hoặc chất lượng xương kém, răng hoạt động không tốt và có thể bị mất đi. Khi bị mất răng, thẩm mỹ của khuôn mặt không còn nguyên vẹn, đây là nguy cơ mà mọi người đều có khả năng mắc phải.

Một vài nguên nhân phổ biến gây tiêu xương, cần phải ghép xương để phục hồi hình dạng và chức năng của xương hàm:

- Nhổ răng

Răng nằm trong xương, kích thích mô xương phát triển thông qua các hoạt động như cắn, nhai. Khi răng vĩnh viễn mất đi mà không được phục hồi lại, sự kích thích mô xương tại vị trí mất răng không còn nữa và sự tiêu xương bắt đầu. Tiêu xương là một quá trình tự nhiên được thực hiện bởi một lượng lớn hủy cốt bào. Tỷ lệ xương bị tiêu tùy thuộc vào từng người nhưng một số lượng lớn xương bị tiêu trong 18 tháng đầu tiên sau khi mất răng và tiếp tục ở các mức độ khác nhau nếu răng vẫn không được phục hồi.

 

- Nha chu viêm

Nha chu la nhiễm trùng ảnh hưởng đến mô và xương nâng đỡ răng. Khi bệnh viêm nướu răng không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm sẽ tiến triển thành bệnh nha chu viêm. Khi đó, mô và xương nâng đỡ răng sẽ bị phá hủy dẫn đến răng lung lay, có thể phải nhổ bỏ.

- Cầu răng/hàm giả

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân: hàm giả được nâng đỡ bởi implant có thể ngăn ngừa sự tiêu xương. Đối với cầu răng, những răng trụ vần kích thích xương bên dưới nhưng xương phía bên dưới cầu răng sẽ không nhận được kích thích một cách trực tiếp. Hàm giả không có răng trụ sẽ không có lực kích thích ngăn ngừa tiêu xương. Khi xương tiêu đi, hàm giả trở nên lỏng lẻo, sau 1 vài năm, xương và nướu bị teo lại.

 

- Chấn thương

Gãy răng: khi răng bị gãy, thông thường sẽ bị tiêu xương, kết quả là khiếm khuyết xương theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang, tương tự như khi mất răng nhưng trầm trọng hơn.

- Mở rộng xoang hàm

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân: Khi những răng hàm mất đi, áp lực không khí gây ra sự hấp thu xương tại vị trí mất răng. Hậu quả là xoang hàm ngày càng mở rộng, xương tiêu dần, không đủ xương cho cấy ghép implant. Vì vậy cần phải nâng xoang, ghép xương trước khi cấy ghép implant.

Chia sẻ: